Tin tức
Liên kết website
NGUYỄN VÕ LINH: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BĂNG SÔNG CỬU LONG
NGUYỄN VÕ LINH - 24/04/2014 12:00:00 SA       

TS. NGUYỄN VÕ LINH: "TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"

(1)  Tác động của biến đổi khí hậu đến đất canh tác lúa:

Biến đổi khí hậu có xu thế gia tăng theo các kịch bản biến đổi khí hậu. Trong đó, kịch bản BĐKH năm 2020 và năm 2030 thì biến đổi khí hậu tác động nhẹ, tuy nhiên kịch bản BĐKH đến năm 2100, thì các nhân tố BĐKH đã tác động với cường độ mạnh hơn và gây ảnh hưởng nặng nề hơn đến đất canh tác lúa của ĐBSCL. Cụ thể:

Kịch bản BĐKH năm 2020 (NBD 12cm)  diện tích đất lúa bị ảnh hưởng do tác động của BĐKH là 555.728ha chiếm 28,84% diện tích đất lúa toàn vùng; Kịch bản năm 2030 (NBD 17 cm) diện tích đất lúa bị ảnh hưởng là 640.402ha chiếm 33,23% tổng diện tích đất lúa toàn vùng (tăng 0,15 lần so với kịch bản BĐKH năm 2020). Kịch bản BĐKH đến năm 2100, thì diện tích đất lúa bị ảnh hưởng do BĐKH là 1.768.343ha chiếm 91,77% tổng diện tích đất lúa toàn vùng (tăng 1,76lần so với kịch bản BĐKH năm 2030, tăng 2,18 lần so với năm 2020), diện tích đất lúa bị ảnh hưởng nhiều nhất là các tỉnh vùng trọng điểm lúa gạo thuộc vùng ĐTM, TGLX: Kiên Giang Long An,  An Giang, Đồng Tháp.

Trong các nguyên nhân gây ra mất đất lúa thì nước biển dâng, tương tác giữa NBD và ngập nước ngọt là gây ra mất đất lúa hoàn toàn (không thể canh tác, không thể chuyển đổi cơ cấu mùa vụ); các nguyên nhân xâm mặn, ngập nước ngọt gây ra mất vụ gieo trồng (mất từ 1 - 2 vụ).

(2) Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa:

Năm 2020 (NBD 12cm) mất 574,71 nghìn ha DTGT lúa chiếm 14,57% so với diện tích gieo trồng hiện trạng toàn vùng năm 2010; năm 2030 (NBD 17cm) DTGT bị mất khoảng 690,74ha chiếm 17,51% so với hiện trạng; năm 2100 (NBD 75cm) ĐTGT lúa mất là 2,21 triệu ha chiếm 56,06% so với hiện trạng năm 2010. Sản lượng lúa bị mất tương ứng:  năm 2020 tổng sản lượng lúa bị mất là 3,11 triệu tấn chiếm 14,45% so với tổng sản lượng lúa năm 2010; đến năm 2030 là 3,71 triệu tấn chiếm 17,18% so với hiện tại năm 2010; năm 2100 (NBD 75cm) sản lượng lúa bị mất nhiều nhất chiếm 55,57% so với sản lượng lúa hiện tại, các tỉnh bị mất sản lượng nhiều nhất là Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh…

Trong các nguyên nhân gây ra mất sản lượng thì ngập lũ nước ngọt gây ra mất sản lượng nhiều nhất vì đây vốn là đặc tính của ĐBSCL, sau đó nước biển dâng, xâm mặn.

 (3)  Đánh giá thích nghi đất lúa và đề xuất sử dụng đất lúa theo các kịch bản biến đổi khí hậu như sau:

Trên cơ sở đánh giá thích nghi đất lúa theo 3 kịch bản BĐKH đã đề xuất hướng sử dụng đất lúa như sau: diện tích đất lúa có thể canh tác ổn định tương ứng với kịch bản BĐKH năm 2020 (NBD 12cm) khoảng 1.790.428 ha; ứng với kịch bản BĐKH năm 2030 (NBD 17 cm ) khoảng 1.764.549 ha và kịch bản BĐKH năm 2100 (NBD 75 cm) khoảng 1.562.002 ha.

(4) Để đánh giá khả năng cung ứng lương thực theo các kịch bản BĐKH đề tài đã đề xuất 2 phương án:

 PHƯƠNG ÁN 1 (PA1)  là đánh giá khả năng cung ứng lương thực khi chưa có sự can thiệp của các giải pháp ứng phó với BĐKH, theo phương án này thì khả năng cung ứng lương thực là: năm 2020 (NBD 12cm) vùng ĐBSCL có khả năng cung ứng 18,47 triệu tấn lúa, năm 2030 (NBD 17cm) khả năng cung ứng 17,88 triệu tấn; năm 2100 còn khoảng 9,59 triệu tấn. Phương án này đảm bảo cung ứng cho ANLT nội vùng; đảm bảo cung ứng lương thực cho quốc gia đến năm 2020, 2030 và không còn khả năng cung ứng cho quốc gia vào năm 2100; Phương án này không còn khả năng cung ứng cho xuất khẩu gạo.

PHƯƠNG ÁN 2: Đánh giá khả năng cung ứng lương thực khi có các giải pháp ứng phó với BĐKH. Theo phương án này khả năng cung ứng lương thực: năm 2020 (NDB 12cm) vùng ĐBSCL có khả năng cung ứng 24,68 triệu tấn; năm 2030 (NBD 17cm), khả năng cung ứng 26,21 triệu tấn; năm 2100 (NBD 75cm ) khả năng cung ứng 23,58 triệu tấn. Phương án này đảm bảo ANLT cho nội vùng và cho quốc gia và đảm bảo được khả năng cung ứng cho xuất khẩu gạo tương ứng đến năm 2020, 6,5 tấn; 2030 là 6,0 tấn, 2100 là  3,8 tấn.

 (5) Các giải pháp thích ứng giảm thiểu tác động và sử dụng hiệu quả đất canh tác lúa bao gồm hai nhóm giải pháp

Giải pháp phi công trình: xây dựng các công trình trước tiên là phải hoàn thiện hệ thống đê biển, xây dựng hệ thống kiểm soát lũ, hệ thống công trình cấp nước và ngăn mặn, hệ thống kênh mương nội đồng... Hệ thống công trình được bố trí theo từng tiểu vùng sinh thái: Vùng Tả Sông Tiền (Đồng Tháp Mười và Đông Vàm Cỏ Đông); vùng sông Tiền và sông Hậu; vùng Tứ Giác Long Xuyên; vùng Bán đảo Cà Mau.

Giải pháp phi công trình bao gồm: quy hoạch trồng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển, bao gồm ứng dụng công nghệ trồng rừng mới, nâng cao chất lượng rừng, bảo vệ rừng ngập mặn. Giải pháp về sử dụng giống lúa thích hợp với các nhân tố biến đổi khí hậu như: giống lúa chịu mặn, giống lúa chịu hạn, giống lúa có khả năng ngập dài. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ né tránh thiên tai đối với loại hình đất đai tại các tiểu vùng sinh thái. Ngoài ra còn các giải pháp khác như: tổ chức quản lý, khoa học công nghệ, huy động nguồn lực, tài chính...

(6) Việc xây dựng hệ thống quản lý dự báo tác động của BĐKH đến sản xuất lúa Đồng bằng sông Cửu Long là cơ sở để cập nhật, theo dõi đánh và dự báo tác động của BĐKH đến sản xuất lúa

Phần mềm này, ngoài theo dõi tác động của BĐKH đối với sản xuất lúa, còn được sử dụng theo dõi và đánh giá cho các ngành sản xuất nông nghiệp khác.

VIỆN NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN - VUSTA


 

Tin mới hơn
Tin cũ hơn
TIN NỔI BẬT