QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VIÊN NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 02/VQH ngày 022/03/2013 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp nông thôn)
CHƯƠNG I
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 1: Chứcnăng
Hội đồng Khoa học công nghệ Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn ( gọi tắt là Hội đồng) bao gồm những nhà khoa học, những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về khoa học, nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, quản lý, tư vấn và đào tạo - Hiện là thành viện của Viện. Hội đồng khoa học công nghệ do Viện trưởng quyết định thành lập, Hội đồng có chức năng tư vấn cho Viện trưởng các vấn đề sau đây:
Điều 2: Nhiệm vụ
1. Định hướng đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, dự án quy hoạch, dự án điều tra tra cơ bản; đánh giá tác động môi trường và những vấn đề khác liên quan đến nông nghiệp, nông thôn cần nghiên cứu, lập dự án đầu tư ở Bộ ngành và địa phương;
2. Tư vấn lựa chọn nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ, cấp nhà nước, cấp tỉnh phù hợp với chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Viện. Đồng thời sẵn sàng nhận trách nhiệm Chủ trì đề tài khoa học hoặc nhiệm vụ lập đề cương, tổ chức thực hiện khi Viện trưởng yêu cầu;
3. Thẩm định nâng cao chất lượng của các đề cương nghiên cứu tham gia tuyển thầu; các đề cương dự án quy hoạch, dự án điều tra cơ bản; đánh giá tác động môi trường, các đề cương nhiệm vụ khác ở các cấp từ Nhà nước đến Bộ, ngành và địa phương và cả ở phạm vi Quốc tế. ;
4. Thẩm định nâng cao chất lượng của các sản phẩm ( đề tài, dự án) do các cá nhân trong Viện Chủ nhiệm và Viện là đơn vị Chủ trì theo cả phương thức đọc, góp ý chỉnh sửa trực tiếp vào Báo cáo, hoặc thông qua phương thức góp ý bằng văn bản tại Hội đồng Khoa học ;
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG VÀ NHIỆM VỤ QUYỀN LỢI
CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN TRONG HỘI ĐỒNG
Điều 3. Tổ chức và nhân sự
Hội đồng gồm 9 người: Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch,Thư ký và 6 Uỷ viên. Danh sách Hội đồng Khoa học Viện NC Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn gồm:
1. TS. Nguyễn Văn Toàn Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Nguyễn Võ Linh Phó Chủ tịch Hội đồng
3. PGS.TS. Nguyễn Đình Long Uỷ viên Hội đồng
4. PGS.TS. Hồ Quang Đức Uỷ viên Hội đồng
5. GS.TS Phạm Văn Đình Uỷ viên Hội đồng
6. PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt Uỷ Viên Hội đồng
7. PGS.TS. Nguyễn Trọng Xuân Uỷ viên Hội đồng
8. PGS.TS. Đặng Văn Minh Uỷ viên Hội đồng
9.ThS. Nguyễn Thức Thi Thư ký Hội đồng
Thường trực của Hội đồng gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và Thư ký.
Điều 4: Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng
1. Chủ tịch: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng Viện kiêm Viện trưởng phụ trách khoa học công nghệ của Viện, có các nhiệm vụ:
a. Quyết định tổ chức các cuộc họp Hội đồng định kỳ và đột xuất dựa trên yêu cầu của nhiệm vụ tư vấn hàng năm về đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu; lựa chọn đề tài tham gia tuyển thầu; góp ý cho đề cương đề tài hoặc dự án; và nghiệm thu kết thúc các đề tài, dự án trước khi nghiệm thu kết thúc tại các Hội đồng của các cơ quan quản lý nhà nước.
b. Chủ trì các cuộc họp Hội đồng định kỳ và đột xuất;
c. Chỉ đạo Thư ký chuẩn bị chương trình, nội dung và tài liệu của các phiên họp Hội đồng;
d. Triệu tập và chủ trì các phiên họp của thường trực và Hội đồng;
2. Phó chủ tịch
a. Phụ trách lĩnh vực hoạt động do Chủ tịch Hội đồng phân công;
b. Thay thế Chủ tịch Hội đồng điều hành cuộc họp Hội đồng Khoa học khi Chủ tịch uỷ quyền;
3. Thư ký: Thư ký Hội đồng có nhiệm vụ:
a. Chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và điều kiện làm việc cho các phiên họp của Hội đồng hoặc thường trực;
b. Gửi các tài liệu phục vụ phiên họp đến các thành viên Hội đồng, thường trực và khách mời;
c. Lập biên bản các phiên họp của Hội đồng hoặc thường trực và lưu trữ văn bản có liên quan;
d. Thông báo kết quả các phiên họp của Hội đồng đến các tổ chức và cá nhân liên quan nếu cần.
4. Thường trực Hội đồng
a. Xây dựng chương trình công tác cả nhiệm kỳ và hàng năm của Hội đồng;
b. Giải quyết những công việc liên quan giữa 2 phiên họp của Hội đồng;
c. Thông qua chương trình, nội dung và tài liệu của các phiên họp Hội đồng,
5. Ủy viên
a. Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng;
b. Chuẩn bị và tham gia ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận tại các phiên họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về những ý kiến đó;
c. Phát huy hết trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo trong nghiên cứu, quản lý giúp cho việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm khoa học do Viện thực hiện.
d. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Quy chế này;
e. Bảo mật các thông tin liên quan đến đề cương nghiên cứu tham gia tuyển thầu của Viện sau khi kết thúc phiên họp.
Điều 5. Hội đồng có quyền:
1. Được lãnh đạo Viện cung cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin cần thiết khi Hội đồng có yêu cầu;
2. Thành viên Hội đồng được chủ động đề xuất ý kiến tư vấn mà không cần phải thông qua cuộc họp;
3. Thành viên Hội đồng được hưởng chế độ theo quy định tại điều 6.
Điều 6: Quyền lợi của các thành viên Hội đồng:Thành viên Hội đồng Khoa học được hưởng quyền lợi tuỳ theo đóng góp công sức trong việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm Khoa học là đề tài hoặc dự án do Viện tạo ra:
a. Được hưởng thù lao để đọc, chỉnh sửa, bổ sung trực tiếp vào báo cáo, giúp Chủ nhiệm hoàn thiện tài liệu mà không cần thông qua Hội đồng như sau:
+ Đề tài, dự án có giá trị hợp đồng dưới 500 triệu, được hưởng 6 triệu đồng.
+ Đề tài, dự án có giá trị hợp đồng từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng chi thù lao 8 triệu đồng;
+ Đè tài; dự án có giá trị hợp đồng từ trên 1 tỉ đến dưới 2 tỉ chi 10 triệu đồng;
+ Đề tài, dự án có giá trị hợp đồng từ 2 tỉ trở lên chi 15 triệu.
b. Thù lao tại phiên họp Hội đồng: Các thành viên tham gia Hội đồng nghiệm thu kết thúc đề tài, dự án được hưởng thù lao gấp 3 lần mức thù lao theo quy định hiện hành đối với đề tài cấp Bộ.
c. Thù lao tại các phiên họp Hội đồng khác như đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu; lựa chọn đề tài tuyển thầu; góp ý đề cương đề tài, dự án được hưởng thù lao gấp 2 lần mức Quy định hiện hành đối với đề tài cấp Bộ.
Chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 7. Kỳ họp của Hội đồng
Hội đồng họp thường kỳ 02 lần một năm. Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập phiên họp bất thường.
Điều 8. Kỳ họp của Thường trực
1. Cứ 15 ngày trước mỗi phiên họp của Hội đồng, Thường trực họp để thông qua chương trình, nội dung và tài liệu của phiên họp đó.
2. Trong trường hợp cần thiếtThường trực có thể họp phiên bất thường do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.
Điều 9. Cung cấp tài liệu của các phiên họp
Tài liệu phục vụ các phiên họp thường kỳ của Hội Đồng, Thường trực sẽ gửi qua thư điện tử (E-Mail) hoặc văn thư cho các thành viên trước khi họp ít nhất 05 ngày.
Điều 10. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng và Ban Thường trực
Hội đồng, Thường trực làm việc dựa trên nguyên tắc:
1. Các phiên họp của Hội đồng, Thường trực được coi là hợp lệ khi có từ 2/3 số thành viên trở lên tham dự;
2. Kết quả của các kỳ họp phụ thuộc vào mục địch cuộc họp cần đạt. Đối với đề tài khi nghiệm thu kết thúc, kết quả được xác định dựa trên các hướng dẫn đánh giá hiện hành đối với đề tài cấp Bộ hoặc cấp tỉnh tuỳ thuộc vào cấp quản lý đề tài. Đối với dự án kết quả đánh giá đạt chỉ khi quá 2/3 số phiếu của thành viên Hội đồng xếp đạt ( theo thang đánh giá đạt và không đạt). Riêng Hội đồng tư vấn cho đề xuất tên đề tài, lựa chọn đề tài, góp ý hoàn thiện đề cương.. sẽ là những ý kiến tham khảo, giúp Viện trưởng cân nhắc, lựa chọn và ra quyết định cuối cùng.
3. Hội đồng và thành viên Hội đồng có ý kiến nhận xét (tư vấn) bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm về ý kiến nhận xét (tư vấn) của mình.
Điều 11. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động chung của Hội đồng, Thường trực được trích từ kinh phí của các đề tài, dự án dựa trên dự toán chi do thư ký đề xuất ;
2. Chi phí đi lại, công tác phí và sinh hoạt phí cho các thành viên Hội đồng tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của từng đề tài, dự án.
Điều 12. Nhiệm kỳ hoạt động
1. Nhiệm kỳ của Hội đồng là 05 năm.
2. Trường hợp thay đổi thành viên (Thôi tham gia Hội đồng trước thời hạn, bổ sung thành viên mới) do Viện trưởng quyết định.
Điều 13. Bổ sung sửa đổi Quy chế
Trong trường hợp cần thiết Viện trưởng sẽ có Quyết định sửa đổi hoặc bổ sung những quy định trong bản Quy chế này.
|