Tin tức
Liên kết website
NGUYỄN VĂN TOÀN & CTV: PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH HỢP CỦA ĐẤT ĐAI VỚI TRỒNG CAM TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG CAM HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG
NGUYỄN VÕ LINH - 12/03/2015 8:50:09 SA       

1. Đặt vấn đề: Vùng cam Hàm Yên bao gồm 20 xã trong đó có 18 xã thuộc huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện Chiêm Hoá có tổng diện tích tự nhiên 108.123,48 ha, trong đó có 100 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đất nông nghiệp có 18.660,02 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong các loại cây trồng nông nghiệp, cam có diện tích lớn nhất với 4.555 ha, hàng năm đóng góp trên 55% GDP của ngành nông nghiệp. Do vậy sản xuất cam đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá theo hướng phát huy lợi thế, hình thành được sản phẩm mang thương hiệu “Cam sành Hàm Yên” có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Riêng năm 2013, sản lượng cam sành đạt 34.400 tấn quả, tổng giá trị sản phẩm đạt 344 tỷ đồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu cho nhiều hộ gia đình cá nhân với mức thu nhập trên 500 triệu đồng/hộ/năm. Chính vì vậy mở rộng quy mô sản xuất cam ở vùng này là yêu cầu khách quan, tạo lập vùng sản xuất hàng hoá lớn. Tuy nhiên mở rộng diện tích đến đâu và ở những xã nào đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện bao gồm cả điều kiện đất trồng, khí hậu và điều kiện nước dựa trên phương pháp đánh giá đất theo FAO. Để trả lời những câu hỏi nêu trên, nghiên cứu đã tiến hành phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam sành. Mục tiêu chính là xác định được quy mô và phân bố của đất có khả năng trồng cam làm căn cứ cho đề xuất phát triển.

 
 

 

 

[1] Đặng Minh Tơn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang

2 Nguyễn Văn Toàn, Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn

3 Đặng Văn Minh, Đại học Thái Nguyên

2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của 18 xã thuộc huyện Hàm Yên và 2 xã của huyện Chiêm Hoá. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng bao gồm: phương pháp phúc tra, bổ sung bản đồ đất, đã đào 84 phẫu diện chính lấy phân tích và khoan 347 phẫu diện phụ không kể phẫu diện thăm dò, phân tích 256 mẫu đất tại phòng phân tích đất và môi trường Viện Quy hoạch và Thiết kế; Phương pháp đánh giá đất dựa theo hướng dẫn của FAO với sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý ( GIS) và phần mềm ALES; Phương pháp xây dựng bản đồ độ phì dựa trên phân tích đường của Agen có sự kết hợp của chuyên gia thổ nhưỡng và dinh dưỡng cây trồng và phương pháp bản đồ.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng cam Hàm Yên

Trước khi tiến hành xác định khả năng thích hợp của đất đai với cây cam, nghiên cứu phải xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai (land mapping units). Trên bản đồ đơn vị đất đai có các khoanh đất, mỗi khoanh đất là một đơn vị đất đai được coi là một đơn vị sinh thái cơ sở, không chỉ chứa đựng các đặc trưng của đất trồng (Soils) như độ dày tầng mịn, độ dốc, thành phần cơ giới đất mà còn có cả đặc trưng về khí hậu như nhiệt độ, mưa; các đặc trưng về khả năng tưới, thoát nước...và để xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai cần phải lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu. Cơ sở để lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp ngưỡng chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây cam.

3.1.1. Lựa chọn các chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Dựa trên các nguồn tư liệu hiện có và kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỉ lệ 1/10.000 cho từng xã, nghiên cứu đã lựa chọn được các chỉ tiêu như sau:

3.1.1.1. Loại đất: Loại đất được coi là một yếu tố tổng hợp, chứa đựng nhiều đặc tính chung của một vạt đất, theo đó có thể nhận biết được những đặc trưng cơ bản về tính chất vật lý, hoá học của các loại đất và khả năng thích hợp của vạt đất ấy với cây cam. Các kết quả điều tra, phân loại và lập bản đồ đất huyện Hàm Yên và Chiêm Hoá theo định lượng năm 2012 và các kết quả điều tra bổ sung về loại đất và nhóm đất năm 2014 trên nền bản đồ tỷ lệ 1/25.000 vùng cam Hàm Yên cho thấy trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu có 4 nhóm với 14 đơn vị đất dưới nhóm. Đánh giá đất trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 đã lựa chọn đơn vị dưới nhóm là loại (đơn vị đất) làm chỉ tiêu phục vụ đánh giá đất. Tương ứng với 14 đơn vị là 14 cấp và được mã hoá bằng chữ G, tương ứng từ G1 đến G14.

3.1.1.2. Độ dốc: được coi là yếu tố trội liên quan đến tính bền vững của đất trong điều kiện sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Việc lựa chọn chỉ tiêu này không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu chịu tác động của quá trình xói mòn, rửa trôi đất cũng như chất dinh dưỡng mạnh hơn mà còn liên quan đến quá trình chăm sóc, vận chuyển phân bón và sản phẩm sau thu hoạch cũng như khả năng tưới nước. Điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Chính vì vậy để bảo vệ đất Nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn bố trí sử dụng đất dốc. Theo tiêu chuẩn này, đa số cây trồng nông nghiệp đều thích hợp với đất có độ dốc thấp. Yếu tố độ dốc được chia thành 4 cấp và được mã số bằng chữ SL, từ SL1 (<150) đến SL 4 (>300).

3.1.1.3.Độ dày tầng đất: Độ dày tầng đất mịn được coi là yếu tố trội, quyết định khả năng thích hợp của vạt đất với cây cam. Nhìn chung cây trồng nào cũng cần đất tầng dày, đất tầng dày không chỉ đơn thuần là chỗ dựa cho cây trồng mà còn là kho tàng cung cấp nước, chất khoáng cho cây trồng. Với cây cam, độ dày tầng đất mịn còn đòi hỏi khắt khe hơn nhiều do có bộ rễ ăn sâu, rộng và tổng lượng sinh khối trên mặt đất lớn, có chu kỳ khai thác dài. Tuy nhiên trên thực tế các vườn cam có năng suất cao hiện nay có những vườn đang trồng trên đất tầng mỏng nhưng phía dưới là những lớp đá vụn đang phong hoá dạng tơi mềm. Chỉ tiêu này được phân thành 4 cấp từ mức dày đến mỏng và được mã hoá bằng chữ D, tương ứng từ D1 đến D4.

3.1.1.4. Thành phần cơ giới: Thành phần cơ giới của đất phản ánh tỷ lệ các cấp hạt có trong đất do tỷ lệ các cấp hạt sét, limon và cát có ảnh hưởng đến khả năng giữ dinh dưỡng, giữ nước, điều hoà ôxy của đất và khả năng làm đất. Tuy nhiên đối với đất dốc, yếu tố thành phần cơ giới không quan trọng bằng các yếu tố khác như độ dốc, độ dày tầng đất mịn…Thành phần cơ giới được phân thành 3 cấp từ nhẹ (cát pha, thịt nhẹ) đến nặng (sét) và được mã hóa bằng chữ P, tương ứng từ P1 đến P3.

3.1.1.5. Điều kiện tưới: Nước là yếu tố quan trọng và trong nhiều trường hợp quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây cam. Cam là loại cây trồng ưa sinh thái khô nhưng lại nhưng cũng là loại cây cần nước. Theo FAO nếu cam được tưới đủ nước có thể gia tăng năng suất từ %. Trong đánh giá đất cho cam điều kiện tưới được phân làm 3 cấp: I1 (có nguồn nước tưới gần <200 m); I2 (từ 200-400 m và dựa vào nguồn nước mưa (I3), mã hoá bằng chữ Ir.

3.1.1.6. Các chỉ tiêu về khí hậu: Trong đánh giá đất yếu tố khí hậu là một trong những nhóm chỉ tiêu rất quan trọng và cần được lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Dựa trên nguồn số liệu hiện có của Trạm khí tượng Hàm Yên và các trạm khí tượng lận cận, các giá trị của các chỉ tiêu về nhiệt độ; lượng mưa. Nghiên cứu đã chọn 3 chỉ tiêu bao gồm nhiệt độ trung bình năm; nhiệt độ trung bình 2 tháng sau thu hoạch và tổng lượng mưa năm. Các ký hiệu tương ứng được sử dụng với lượng mưa là R được chia làm 2 cấp; nhiệt độ trung bình năm là T, được chia 2 cấp và nhiệt độ trung bình tháng 1 là Tm1 và tháng 2 là Tm2 và được chia làm 3 cấp.

3.1.1.7. Các chỉ tiêu về độ phì: nhóm chỉ tiêu về độ phì bao gồm nhiều yếu tố trong đó có những chỉ tiêu gián tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây cam nói riêng như độ chua của đất; hàm lượng hữu cơ ; lân và kali tổng số và dễ tiêu; các kim loại kiềm như canxi và magiê; dung tích hấp thu của đất. Các chỉ tiêu này có biến động rất lớn giữa các loại đất không thể sử dụng từng chỉ tiêu để đánh giá đất. Mặt khác do các yếu tố dinh dưỡng nói trên có tác động lớn đến sinh trưởng và năng suất của cây cam nhưng không phải là yếu tố quyết định có trồng cam được hay không. Để xác định mức độ tác động của các yếu tố dinh dưỡng đến năng suất cam, chúng tôi đã sử dụng phần mềm PASS 2011 để đánh giá hiệu quả của từng yếu tố (hiệu quả trực tiếp) và tác động qua lại của các các yếu tố (hiệu quả gián tiếp) đến năng suất cam. Theo đó có thể xác định được trọng số của các yếu tố với sự tham vấn của các chuyên gia thổ nhưỡng và dinh dưỡng cây trồng. Trên cơ sở xác định được mức độ tác động tổng hợp nói trên đã xác định được điểm của từng mẫu phân tích với tổng số 100 và được phân thành 3 cấp: độ phì cao; độ phì trung bình và độ phì thấp. Độ phì được mã hoá bằng chữ N, tương ứng N1 đến N3. Các chỉ tiêu phục vụ cho xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được tổng hợp ở bảng 1.

 

Bảng 1: Phân cấp chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của cây cam trên địa bàn vùng cam huyện Hàm Yên

Các chỉ tiêu

Phân cấp các chỉ tiêu

Ký hiệu Mã hoá

1. Nhiệt độ trung bình năm (0C)

22-29 0C

T1

19-< 22 0C hoặc >29-32

T2

2. Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 2 (0C) tháng)

10-13

Tm1

8-10 hoặc 13-15,0

Tm2

>15,0

Tm3

3. Lượng mưa (mm)

>1500

 

1200-<1500 mm

 

4. Loại đất

Đất phù sa được bồi hàng năm

G1

Đất phù sa không được bồi hàng năm

G2

Đất phù sa glây

G3

Đất phù sa ngòi suối

G4

Đất nâu vàng trên đá vôi

G5

Đất đỏ vàng trên đá biến chất

G6

Đất đỏ vàng trên đá sét

G7

Đất vàng đỏ trên đá granit

G8

Đất vàng nhạt trên đá cát

G9

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

G10

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

G11

Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất

G12

Đất mùn vàng nhạt trên đá cát

G13

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

G14

5. Cấp độ dôc

< 150

SL1

15-250

SL2

>25-300

Sl3

> 300

SL4

6. Tầng dày đất

>70 cm

D1

50- 70 cm

D2

30-50 cm

D3

<30 cm

D4

7.Mức độ đá lẫn (%)

<25

Sk1

25-50

Sk2

>50-70

Sk3

8. Thành phần cơ giới

Thịt nhẹ (cát pha, thịt nhẹ)

P1

Thịt trung bình (thịt trung bình)

P2

Thịt nặng (thịt nặng và sét)

P3

9.Khả năng tưới

Nguồn nước tưới <200 m

I1

Nguồn nước tưới 200m - 400 m

I2

Không có khả năng tưới ≥ 400 m

I3

10. Khả năng tiêu thoát nước

Tiêu thoát tốt

Dr1

Tiêu thoát kém

Dr2

11. Độ phì

Cao

N1

Trung Bình

N2

Thấp

N3

 

3.1.2. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đai vùng cam Hàm Yên

Mỗi chỉ tiêu nói trên được thể hiện trên 1 bản đồ chuyên đề, các bản đồ chuyên đề này được chồng xếp với sự trợ giúp của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) tạo thành bản đồ đơn vị đất đai. Đây là bản đồ trung gian, chứa đựng các đặc trưng về đất, khí hậu nông nghiệp, điều kiện thuỷ lợi và là nền tảng phục vụ cho việc phân hạng thích hợp của đất đai với cây cam ở bước tiếp theo.

Sau khi chồng xếp các bản đồ chuyên đề đã xác định được trên lãnh thổ vùng cam Hàm Yên có 38 ĐVĐĐ (Land Mapping Unit-LMU). Đặc tính chất lượng đất đai cũng như diện tích và phân bố của các đơn vị đất đai được tổng hợp ở bảng 2.

Bảng 2: Tổng hợp quy mô diện tích, phân bố và đặc tính của đơn vị đất đai vùng cam huyện Hàm Yên

DVD

Đặc tính đất đai

Diện tích

T

Tm

R

G

SL

D

SK

P

N

Ir

Dr

Ha

%

1

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL1

D1

SK1

P1

N1

Ir1

Dr1

2.992,98

2,768

2

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL1

D1

SK1

P1

N1

Ir1

Dr1

4,62

0,004

3

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL1

D1

SK1

P1

N1

Ir1

Dr1

71,68

0,066

4

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL1

D1

SK2

P1

N1

Ir1

Dr1

1,85

0,002

5

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL2

D1

SK1

P1

N1

Ir1

Dr1

2.164,32

2,002

6

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL1

D1

SK1

P1

N2

Ir1

Dr1

57,84

0,053

7

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL1

D1

SK1

P2

N1

Ir1

Dr1

143,00

0,132

8

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL1

D1

SK1

P2

N2

Ir1

Dr1

11,57

0,011

9

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL2

D1

SK1

P2

N2

Ir1

Dr1

64,80

0,060

10

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL2

D1

SK1

P1

N2

Ir1

Dr1

2.031,14

1,879

11

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL1

D2

SK1

P1

N2

Ir1

Dr1

185,29

0,171

12

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL2

D1

SK2

P1

N1

Ir1

Dr1

23,81

0,022

13

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL1

D1

SK1

P2

N2

Ir1

Dr1

74,52

0,069

14

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL1

D2

SK1

P2

N2

Ir2

Dr1

4,77

0,004

15

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL2

D1

SK1

P2

N2

Ir1

Dr1

32,22

0,030

16

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL2

D1

SK1

P2

N1

Ir2

Dr1

27,73

0,026

17

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL2

D2

SK1

P1

N2

Ir1

Dr1

37,19

0,034

18

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL2

D2

SK1

P2

N2

Ir1

Dr1

96,56

0,089

19

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL2

D1

SK1

P2

N2

Ir1

Dr1

82,12

0,076

20

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL3

D1

SK1

P1

N1

Ir1

Dr1

1.061,43

0,982

21

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL1

D1

SK1

P1

N3

Ir1

Dr1

11.359,97

10,506

22

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL1

D1

SK1

P1

N3

Ir3

Dr1

65,59

0,061

23

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL1

D1

SK1

P3

N3

Ir1

Dr1

1.431,89

1,324

24

T2

Tm3

R1

G5/6/7/12

SL1

D1

SK1

P1

N2

Ir2

Dr1

127,69

0,118

25

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL1

D3

SK1

P1

N3

Ir1

Dr1

238,47

0,221

26

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL3

D1

SK1

P1

N3

Ir1

Dr1

1.189,65

1,100

27

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL3

D3

SK1

P1

N1

Ir1

Dr1

201,73

0,187

28

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL3

D1

SK1

P1

N3

Ir3

Dr1

1.223,17

1,131

29

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL3

D1

SK3

P1

N2

Ir1

Dr1

29,14

0,027

30

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL3

D1

SK1

P3

N3

Ir2

Dr1

471,86

0,436

31

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL3

D3

SK1

P2

N3

Ir2

Dr1

8,43

0,008

32

T2

Tm3

R1

G2/8/9/10/13/11

SL1

D1

SK1

P3

N2

Ir2

Dr1

470,65

0,435

33

T2

Tm2

R1

G1/2/14/4

SL1

D1

SK1

P1

N2

Ir1

Dr1

448,38

0,415

34

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL4

D1

SK1

P1

N1

Ir1

Dr1

64.080,15

59,266

35

T1

Tm1

R1

G5/6/7/12

SL2

D4

SK1

P1

N3

Ir2

Dr1

2.527,05

2,337

36

T2

Tm2

R1

G1/2/14/4

SL1

D1

SK1

P1

N2

Ir1

Dr2

2.081,32

1,925

37

T1

Tm1

R1

G2/8/9/10/13/11

SL4

D4

SK1

P2

N2

Ir2

Dr1

2.688,47

2,486

38

T2

Tm2

R1

Núi đá

SL4

-

SK3

-

-

Ir3

Dr1

4.409,47

4,078

Tổng DT đánh giá

102.222,50

94,542

Đất phi nông nghiệp không đánh giá

3.157,81

2,921

Sông hồ, ng̣òi suối

2.743,17

2,537

Tổng DT toàn vùng

108.123,48

100,00

 

Diện tích của các ĐVĐĐ cũng rất khác nhau. ĐVĐĐ có diện tích nhỏ nhất là 1,85 ha, trong khi ĐVĐĐ có diện tích lớn nhất tới 64.080,15 ha.

3.2. Phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với cây cam

3.2.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất đai của cây cam sành

Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất theo hiện trạng dựa theo tiêu chí bền vững cho phép khẳng định trồng cam là loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao, xét cả về phương diện kinh tế, xã hội và môi trường so với các loại hình sử dụng đất hiện có trên địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là có thể sản xuất cam với diện tích bao nhiêu, ở đâu và mức độ thích nghi của cam đến mức nào? Để trả lời câu hỏi vừa nêu cần thiết phải phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với cây cam và để phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với cây cam sành đã được lựa chọn phải đối chiếu, so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất đai của cây cam với các đặc điểm, tính chất của từng đơn vị đất đai (LMUs). Do vậy cần phải xác định được yêu cầu về đất đai của cây cam được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. Yêu cầu sử dụng đất đai của cây cam sành

STT

Loại chỉ tiêu

Mức độ thích hợp

S1

S2

S3

N

1

Nhiệt độ trung bình năm (T)

T1

T2

 

 

2

Nhiệt độ TB tháng 1 và 2 (Tm)

Tm1

Tm2

Tm3

 

3

Tổng lượng mưa cả năm (R)

R1

R2

 

 

4

Loại đất (G)

G5;G6;G7 G12

G8;G9;G10;G13;G2; G11;

 

G1;G3; G14; G4

5

Độ dốc (SL) và cấp địa hình tương đối

SL1

SL2

SL3

SL4

6

Tầng dày đất (D)

D1

D2

D3

D4

7

Đá lẫn (SK)

SK1

Sk2

Sk3

 

8

Thành phần cơ giới (P)

P2

P1;P3

 

 

9

Độ phì đất

N1

N2

N3

 

10

Chế độ tưới (Ir)

IR1

IR2

IR3

 

11

Chế độ tiêu (Dr)

Dr1

 

 

Dr2

 

Nguyên tắc xác định hạng được áp dụng theo phương pháp điều kiện giới hạn do FAO đề xuất được thực hiện hoàn toàn tự động bởi sự tham gia của phần mềm ALES và hệ thống thông tin địa lý (GIS).

 3.2.2. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam

Số liệu tổng hợp mức độ thích hợp của đất đai đối với cây cam (bảng 4). Diện tích đất thích hợp trồng cam có 25.987,66 ha (bao gồm cả rất thích hợp (S1), thích hợp (S2) và ít thích hợp (S3), chiếm 24,04 % diện tích đất được đánh giá. Trong đó có 3 xã có diện tích đất thích hợp >2000 ha gồm: Phù Lưu 2.744,73 ha; tiếp theo là xã Yên Thuận với 2.705,38 ha, Tân Thành 2.204,26 ha. Tám xã có diện tích đất thích hợp < 1.000 ha gồm: Hà Lang Chiêm Hoá; Đức Ninh; Bình Xa; Hùng Đức; Nhân Mục; Thị trấn Tân Yên và Yên Lâm. Các xã còn lại có diện tích đất thích hợp từ 1000-2000 ha.

3.2.1.1. Đất rất thích hợp trồng cam

Diện tích đất rất thích hợp trồng cam có 2.992,98 ha, chiếm 2,8% tổng diện tích đánh giá; phân bố nhiều nhất ở xã Tân Thành có 769,29 ha, tiếp theo là xã Minh Khương 312,36 ha; Minh Dân 304,88 ha; Yên Thuận 257,76 ha. Các xã còn lại có diện tích đất rất thích hợp với trồng cam dao động từ 8,02 ha (xã Bình Xa) đến 235,9 ha (xã Phù Lưu). Đất rất thích hợp là những khoanh đất, lô đất có lợi thế về điều kiện đất trồng như loại đất phát triển trên đá biến chất hoặc đá sét, tơi xốp, tầng đất dày, độ dốc <150, đất có độ phì tự nhiên cao, điều kiện đi lại dễ dàng hơn. Các điều kiện khác đặc biệt là điều kiện nhiệt độ thời điểm sau thu hoạch, phân hoá mầm hoa thuận lợi; lượng mưa trên 1600 mm và độ ẩm giai đoạn thu hoạch phù hợp. Các yếu tố hạn chế là đất chua, đây là yếu tố hạn chế chung của đất trồng cam. Tại những vùng này nếu trồng cam, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật sẽ cho năng suất và chất lượng cam cao. Trong 20 xã điều tra có 3 xã không có đất rất thích hợp trồng cam là Đức Ninh; Hùng Đức và Thái Hoà thuộc huyện Hàm Yên.

3.2.1.2. Đất thích hợp trồng cam

Diện tích có 5.115,02 ha, chiếm 4,7% diện tích đánh giá. Diện tích đất thích hợp phân bố nhiều nhất ở xã Phù Lưu với 1.205,81 ha; Yên Thuận với 671,71 ha, tiếp theo là Thị trấn Tân Yên có 416,09 ha . Các xã còn lại có diện tích đất thích hợp với trồng cam dao động từ 28,1 ha (xã Thành Long) đến 356,08 ha (xã Yên Phú). Đất thích hợp là những khoanh đất, lô đất có lợi thế về điều kiện đất trồng như loại đất phát triển trên đá biến chất hoặc đá sét, đá granit hoặc đá cát, tơi xốp, tầng đất dày, độ dốc 15-250, đất có độ phì tự nhiên ở mức độ trung bình. Các điều kiện khác đặc biệt là điều kiện nhiệt độ thời điểm sau thu hoạch, phân hoá mầm hoa thuận lợi nhưng ở mức 2; lượng mưa trên 1600 mm và độ ẩm giai đoạn thu hoạch cũng phù hợp. Các yếu tố hạn chế xuất hiện như độ dốc lớn hơn so với đất rất thích hợp, tầng đất mỏng nhưng dưới là những lớp đá đang phong hoá tạo thành các mẫu chất vụn, mềm có thể cung cấp khoáng cho cây cam, điều kiện tưới khó khăn hơn, độ phì tự nhiên biến động. Tại những vùng này nếu trồng cam, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật cũng sẽ cho năng suất và chất lượng cam cao. Trong 20 xã điều tra cũng có 3 xã không có đất thích hợp trồng cam là Đức Ninh; Hùng Đức và Thái Hoà của huyện Hàm Yên.

3.2.1.3. Đất ít thích hợp trồng cam

Diện tích có 17.879,66 ha, chiếm 16,54 % đánh giá. Diện tích đất ít thích hợp phân bố nhiều nhất tại xã Thái Hoà với 1.866,7 ha, tiếp theo là xã Yên Thuận có 11.775,91 ha; Thái Sơn có 1.307 ha; Phù Lưu có 1.303,2 ha; Tân Thành 1.160,47 ha. Các xã còn lại có diện tích đất ít thích hợp dao động từ 240,29 ha ( Nhân Mục) đến gần 1.000 ha. Đất ít thích hợp là những khoanh đất, lô đất có nhiều hạn chế khi trồng cam cần phải đầu tư lớn để làm ruộng bậc thang do dốc cao và đều lớn hơn >250; một số diện tích do tầng đất mỏng <50cm và không có khả năng tưới hoặc một số diện tích hạn chế do độ phì thấp tại xã Hà Lang. Trong số này có một số diện tích tại 3 xã Hùng Đức, Đức Ninh và Thái Hoà có điều kiện nhiệt độ khi phân hoá mầm hoa ở mức ít thích hợp với cây cam sành.

3.2.1.4. Đất không thích hợp trồng cam

 Diện tích có 71.825,37 ha, chiếm 75,96 % diện tích đánh giá. Diện tích đất không thích hợp phân bố nhiều nhất ở xã Yên Lâm với 11.892,84 ha; Trung Hà 8.285,38 ha; Yên Phú 7.425,08 ha; Hùng Đức có 5.337,12 ha; Phù Lưu 4.472,07 ha; Yên Thuận 4.230,61 ha. Các xã còn lại có diện tích ít. Đất không thích hợp là những khoanh đất, lô đất có nhiều hạn chế không thể trồng cam được như tầng đất mỏng, đất quá dốc>300, đất úng nước, điều kiện nhiệt độ ở thời điểm phân hoá mầm hoa không thích hợp. Ngoài các hạn chế nói trên đất không thích hợp với trồng cam còn chưa đựng nhiều yếu tố hạn chế khác.

Bảng 4: Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với cây cam

Huyện

Xã

Tổng

S1

S2

S3

S1+S2

+S3

Tỷ lệ % S1+S2

+S3

N

Núi đá

KDG

Chiêm Hoá

Hà Lang

7.750,96

6,26

48,45

338,08

392,79

0,36

7.045,38

61,69

251,10

Trung Hà

10.317,92

178,26

321,57

1.263,77

1.763,60

1,63

8.285,87

18,11

250,35

Chiêm Hoá cộng:

18.068,88

184,52

370,02

1.601,85

2.156,39

1,99

15.331,25

79,80

501,45

Hàm Yên

Đức Ninh

2.218,09

 

 

971,53

971,53

0,90

901,45

14,10

331,01

Bằng Cốc

2.856,99

167,69

187,56

456,67

811,92

0,75

1.854,11

25,90

165,06

Bình Xa

2.676,74

8,02

30,01

860,51

898,54

0,83

612,05

864,26

301,89

Bạch Xa

2.370,72

108,13

131,80

867,12

1.107,05

1,02

943,53

110,72

209,43

Hùng Đức

6.304,74

 

 

629,83

629,83

0,58

5.337,12

66,65

271,14

Minh Dân

3.180,62

304,88

357,79

759,47

1.422,14

1,32

1.450,50

73,15

234,83

Minh Hương

6.439,80

170,84

218,13

831,67

1.220,64

1,13

4.639,89

254,06

325,20

Minh Khương

2.874,07

312,36

332,72

512,31

1.157,39

1,07

1.473,62

88,31

154,75

Nhân Mục

1.427,86

32,25

54,70

240,29

327,24

0,30

885,66

43,01

171,95

Phù Lưu

8.863,81

235,90

1.205,81

1.303,02

2.744,73

2,54

4.472,07

1.378,46

268,56

Tân Thành

5.056,83

769,29

274,50

1.160,47

2.204,26

2,04

1.894,54

306,63

651,39

Thái Hoà

3.399,76

 

 

1.866,70

1.866,70

1,73

1.042,35

187,16

303,55

Thái Sơn

4.065,83

18,52

173,14

1.307,94

1.499,60

1,39

1.726,24

424,03

415,96

Thành Long

5.288,27

28,85

28,21

1.231,36

1.288,42

1,19

3.720,21

 

279,64

TT Tân Yên

3.277,42

87,44

416,09

379,63

883,16

0,82

1.992,25

16,86

385,16

Yên Lâm

12.904,74

147,91

306,77

347,84

802,52

0,74

11.892,84

 

209,38

Yên Phú

9.352,47

158,64

356,08

775,53

1.290,25

1,19

7.425,08

211,05

426,10

Yên Thuận

7.495,84

257,76

671,71

1.775,91

2.705,38

2,50

4.230,61

265,31

294,53

Hàm Yên cộng:

90.054,60

2.808,46

4.745,00

16.277,81

23.831,27

22,04

56.494,12

4.329,67

5.399,53

DT toàn vùng

108.123,48

2.992,98

5.115,02

17.879,66

25.987,66

24,04

71.825,37

4.409,47

5.900,98

KẾT LUẬN

1. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng cam Hàm Yên với sự tham gia của 11 yếu tố, trong đó có 3 yếu tố thuộc về khí hậu, 6 yếu tố thuộc về điều kiện đất và 2 yếu tố thuộc về nước đã xác định được trên lãnh thổ 20 xã của vùng cam Hàm Yên có 38 đơn vị đất đai. Trong đó đơn vị đất đai nhỏ nhất có diện tích là 1,85 ha và đơn vị đất đai có diện tích lớn nhất tới 64.080,15 ha.

2. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam sành cho thấy, trên địa bàn nghiên cứu có 25.987,66 ha đất thích hợp trồng cam, chiếm 24,04% tổng diện tích đánh giá. Trong đó có 2.992,98 ha đất rất thích hợp, 5.115,02 ha đất thích hợp và 17.879,66 ha đất ít thích hợp. Trong các xã vùng cam có 3 xã có diện tích đất thích hợp >2000 ha gồm: Phù Lưu 2.744,73 ha; tiếp theo là xã Yên Thuận với 2.705,38 ha, Tân Thành 2.204,26 ha. Tám xã có diện tích đất thích hợp < 1.000 ha gồm: Hà Lang Chiêm Hoá; Đức Ninh; Bình Xa; Hùng Đức; Nhân Mục; Thị trấn Tân Yên và Yên Lâm. Các xã còn lại có diện tích đất thích hợp từ 1000-2000 ha. Diện tích đất không thích hợp trồng cam có 71.825,37 ha, chiếm 75,96 % diện tích đánh giá, phân bố nhiều nhất ở xã Yên Lâm; Trung Hà; Yên Phú; Hùng Đức

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Uỷ Ban nhân tỉnh Tuyên Quang (2014). Đề án phát triển cam sành vùng cam Hàm Yên

2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang (2014), Báo cáo kết quả Điều tra đánh giá đất đai phục vụ phát triển vùng cam Hàm Yên

3.FAO (1976), A Framwork for land evaluation, Soil Bulletin 32. FAO, Rom.

4.FAO (1983), A Framwork for land evaluation for Rainfed Agriculture, Soil Bulletin 52. FAO, Rom.

5. FAO (1995), Planning for Sustainable use of land resources, Land and water bulletin, FAO, Rom, PP 60.

6. FAO ( 1998). Land use requirement for crop, Rom.

SUMMARY

AVALUATION OF LAND SUITABLE CAPACITY TO ORAGE IN HAM YÊN ORANGE REGION, TUYÊN QUANG PROVINCE

 Đặng Minh Tơn1, Nguyễn Văn Toàn2, Đặng Văn Minh3

 

Hamyen Orange region in Tuyen Quang province includes 20 communes, including 18 communes in the Hàm Yên District and 2 communes in the Chiem Hoa district . Total natural area is 108,123.48 hectares, of which 18,660 hectares of land for agricultural production. The area of Orange is 4,555 hectares with Income from the annual Orange contributed over 55% of the GDP of the agricultural sector. The product was registered trade mark "Cam sành Ham Yen" Which has a reputation on the domestic and foreign markets. In 2013, the total products of Orange was 34,400 tons, the total value of products was 344 billion, contributing to the improvement of income for many farmers. The scientific base to expand the land area for Orange production, the research has conducted an appropriate Avaluation of the land for orange planting. The results showed that in the region there are 25,987. 66 hectares of land are suitable, accounting for 24.04% the total area assessed. Including 2,992 .98 ha of land are highly suitable (S1), 5,115 .02 hectares are moderately suitable, 17.879,66 hectares are maginally suitable (S3). The land area is not suitable with 71.825,37 hectares, accounting for 75,96% the total area assessed.

Keywords: Land avaluation, Region of Hamyen orange, Tuyen Quang province

 

 

Tin mới hơn
Tin cũ hơn
TIN NỔI BẬT