Tin tức
Liên kết website
NGUYỄN VĂN TOAN & CTV: CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI VÀ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP VỚI TRỒNG LÚA CỦA ĐẤT LÚA HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
TS NGUYỄN VÕ LINH - 12/03/2015 8:57:49 SA       

CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI VÀ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP VỚI TRỒNG LÚA CỦA ĐẤT LÚA HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

 

 Bùi Thanh Hải[1], Đặng Văn Minh[2], Nguyễn Văn Toàn[3]

 TÓM TẮT

Diện tích lúa của huyện Phú Bình có 7595 ha, hiện đang được trồng trên 6 loại đất gồm: Đất phù sa ít được bồi hàng năm; Đất phù sa không được bồi hàng năm; đất phù sa glêy; đất bạc màu trên phù sa cổ; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Lúa được trồng nhiều nhất trên đất phù sa không được bồi hàng năm với 2993,88 ha, chiếm 39,4% DTĐ đang trồng lúa. Loại đất trồng lúa ít nhất là đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước có 92,09 ha, chiếm 1,2% DTĐ đang trồng lúa ở huyện.

 Chất lượng đất đai của huyện Phú Bình có sự khác biệt nên đã phân hoá thành 39 đơn vị đất đai. Trong đó đất dốc tụ có 15 đơn vị đất đai ; tiếp theo là đất phù sa chua có 7 đơn vị, đất phù sa gley có 5 LMUs; đất bạc màu trên phù sa cổ có 5 LMUs; Đất phù sa ít được bồi hàng năm có 4 đơn vị và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước có 3 LMUs.

Diện tích đất có mức độ rất thích hợp (S1) với chuyên trồng lúa (LUT1) có 2.647,81 ha, chiếm 34,9% DTĐ trồng lúa của cả huyện; Đất thích hợp trồng lúa (S2) có 2.80415 ha, chiếm. 36,9% DTĐ trồng lúa. Đất trồng lúa ít thích hợp (S3) có 2.143,04 ha, chiếm 29,1 % DTĐ tròng lúa của cả huyện. Trong 3 tiểu vùng của huyện, vùng có DTĐ lúa rất thích hợp (S1) và và thích hợp ( S2 ) nhiều nhất là tiểu vùng 2 và ít nhất là tiểu vùng 1. Với LUT 2 có 2647,57 ha đất S1; S2 có 2.667,2 ha và S3 có 2.280,1 ha. LUT3 có 6793,82 ha đất S2 và S3 có 801,18 ha.

Đất đai trồng lúa của huyện Phú Bình có những hạn chế tuỳ thuộc vào loại hình sử dụng đất. Với LUT 1 có các hạn chế phổ biến là do địa hình dẫn đến tưới hoặc tiêu nước không chủ động phải dựa vào nước mưa và độ phì của đất thấp, một số diện tích nhỏ hạn chế do loại đất. LUT 2 ngoài các yếu tố như đối với LUT 1 còn có các yếu tố thành phần cơ giới của đất nặng không thích hợp với cây màu. LUT 3 có các hạn chế chính là do loại đất, thành phần cơ giới, độ phì thấp và một số diện tích không có nguồn nước tưới hoặc cuối nguồn nước, địa hình cao dẫn đến canh tác nhờ nước mưa.

SUMMARY

LAND QUALITY AND SUITABLE CAPACITY TO RICE OF RICE LAND IN PHU BINH DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

          Rice land area of Phu Binh district accounted for 7595 ha, including 6 subunits Of soil such as: Eutric Pluvisols; Dystric Pluvisols, Gleyic Pluvisols, albi haplic Acrisols, and Haplic Regosols. The largest area of soil subunit to be rice planting is Dystric Pluvisols that is accounted for 2993,88ha (39.4%), and the smallest soil subunit is Episkeleti Gleyic thrrosols that is accounted for 92,09 ha (1,2%)

There are 39 land mapping units (LMUs) in Phu Binh, of which 15 LMUs are gleyic Regosols, 7 LMUs are dystric Pluvisols, 5 LMUs are gleyic Pluvisols, 5 LMUs are Albi gleyic Pluvisols, 4 LMUs are Eutric Pluvisols and 3LMUs are Episkeleti Gleyic thrrosols shifted to rice soil.

          There are 7595 ha that are suitable for rice cultivation (LUT1), of which 2647,57ha is S1, 2804,13 ha are S2, and S3 has 2.143,3 ha. The LUT2 has 2647,57 ha that is very suitable (S1); (S2) has 2.667,23 ha and (S3) has 2.280,1 ha. LUT3 has 6793,82 ha soil in S2; the less suitable land (S3) has 801,18 ha. Among sub-region of district, rice soils are mainly in sub-region 2 and 3, less in sub-region 1.

Rice land in Phu Binh district has some limitations that depending on land use of ríe. Limitations of LUT1 are complicated topography and lack of suitable irrigation system resulting in low soil quality. The limitaion of LUT 2 is mainly as the same with LUT1, besides it is heavy soil texture caused less suitable to subsistance crops. Limitations of LUT3 are heavy texture, low soil quality and lack of irrigation. Cultivation of rice in this soil are mainly depending on rainfall.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

          Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia thì sử dụng hợp lý và bảo vệ đất trồng lúa là rất quan trọng. Điều này đã được thể chế hoá trong Nghị định 42 năm 2012 của Chỉnh Phủ về quản lý và sử dụng đất lúa. Thực hiện tốt các chính sách về đất đai có tác động rất lớn đối với phát triển nông nghiệp nông thôn (Bùi Xuân Sơn (2006), đặc biệt đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý sẽ góp một phần rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Lương Văn Hinh và cs., 2003). Phú Bình là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh Thái Nguyên với 7595 ha, chiếm 16,2% diện tích lúa của toàn tỉnh. Để tăng cường quản lý sử dụng hợp lý và bảo về diện tích đất lúa tại Phú Bình, nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề chính sau: (1) Xác định các loại đất đang trồng lúa trên địa bàn huyện; (2) Xác định chất lượng đất đai đang trồng lúa và mức độ thích hợp của nó với cây lúa nước.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2013-2014 tại huyện Phú Bình. Bản đồ đất vùng lúa tỷ lệ 1/25.000 huyện Phú Bình được kế thừa từ bản đồ đất tỉ lệ 1/25.000 năm 2006 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

          Do các kết quả nghiên cứu trước đây thiếu số liệu phân tích của một số loại đất trồng lúa điển hình, mặt khác chưa có các số liệu phân tích về lớp đất mặt. Do vậy chúng tôi đã đào, lấy mẫu đất phân tích đại diện cho loại đất chính, mỗi loại đất lấy 1 phẫu diện với tổng số 6 phẫu diện. Ngoài 6 phẫu diện chính phân tích, nghiên cứu đã khoan 50 phẫu diện phụ và lấy mẫu đất tầng mặt phục vụ xác định độ phì tự nhiên của đất lúa. Phương pháp chọn điểm đào phẫu diện, lấy mẫu đất phân tích dựa theo TCVN 8409/2010 và hướng dẫn của FAO-UNESCO-WRB. Phân tích đất được thực hiện theo các phương pháp thông dụng.

          Phân loại các loại hình sử dụng đất lúa (LUT) và đánh giá mức độ thích hợp theo hướng dẫn của FAO, 1983, 1976, chia làm 2 bậc là thích hợp và không thích hợp. Bậc thích hợp có 3 hạng gồm: Rất thích hợp (S1), thích hợp (S2) và ít thích hơp (S3). Bậc không thích hợp có N1 không thích hợp hiện tại và N2 không thích hợp vĩnh viễn.

          Phương pháp xây dựng bản đồ độ phì dựa trên phương pháp đường của Agel để

xác định trọng số với sự kết hợp kiến thức chuyên gia thổ nhưỡng và dinh dưỡng cây trồng. Sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các phần mềm chuyên dụng. Các chỉ tiêu được sử dụng trọng xây dựng bản đồ độ phì gồm: pH KCL ; OM; P2O5; K2O tổng số; P2O5; K2O dễ tiêu; Ca 2+; Mg 2+; CEC với tổng số điểm 100, phân thành 3 mức: (1) Độ phì cao có tổng số ≥ 75 điểm; (2) Độ phì trung bình có tổng số ≥ 50 điểm và độ phì thấp có tổng số điểm <50 điểm.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Các loại đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình

Kết quả chồng xếp bản đồ hiện trạng trồng lúa tỉ lệ 1/25.000 lên bản đồ thổ nhưỡng vùng trồng lúa huyện Phú Bình cùng tỉ lệ cho thấy, lúa của huyện Phú Bình đang trồng trên 4 nhóm đất với 6 đơn vị đất có tổng diện tích 7595 ha, chiếm 31,47% tổng DTĐ điều tra, nhiều nhất là nhóm đất phù sa với 3.324,1 ha, chiếm 50,62% diện tích nhóm đất ; tiếp theo là nhóm đất thung lũng có 2355,01, chiếm 57,45% diện tích nhóm đất; nhóm đất xám bạc màu có 1823,78 ha, chiếm 65,01% diện tích loại đất và ít nhất là nhóm đất đỏ vàng có 92,09 ha.

3.2. Chất lượng của đất đai trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình

3.2.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trồng lúa

          Dựa trên hướng dẫn của FAO và điều kiện cụ thể về tự nhiên, canh tác, nghiên cứu đã lựa chọn được 7 chỉ tiêu phục vụ cho xác định chất lượng đất đai. Ngưỡng phân cấp dưa trên yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây lúa nước. Loại yếu tố, chỉ tiêu và phân cấp ngưỡng chỉ tiêu được tổng hợp ở bảng 1.

Bảng 1: Tổng hợp các yếu tố, chỉ tiêu và ngưỡng phân cấp phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trồng lúa

Các chỉ tiêu

Phân cấp các chỉ tiêu

Ký hiệu Mã hoá

I. Loại đất

Đất phù sa it được bồi hàng năm

G1

Đất phù sa không được bồi hàng năm

G2

Đất phù sa glây

G3

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

G4

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

G5

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

G6

II. Cấp địa hình

Địa hình vàn (vàn thấp, vàn )

DH1

Vàn cao

DH2

Cao

DH3

III. Thành phần cơ giới

Thịt nhẹ (cat pha, thịt nhẹ)

P1

Thịt trung bình (thịt trung bình)

P2

Thịt nặng (thịt nặng và sét)

P3

IV. Độ phì đất

Độ phì cao

N1

Độ phì trung bình

N2

Độ phì thấp

N3

VI. Khả năng tưới

Tưới chủ động

I1

Tưới bán chủ động

I2

 Dựa nước trời

I3

VII. Khả năng tiêu

Tiêu thoát chủ động

Dr1

Tiêu thoát bán chủ động

Dr2

Tiêu thoát kém

Dr3

 

3.2.2. Kết quả xác định các đặc tính của đơn vị đất đai trồng lúa của huyện Phú Bình

          Chống xếp 7 bản đồ đơn tính với sự trợ giúp của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để thành lập bản đồ đơn vị đất đai (LMUs). Kết quả đã xác định được trên đất trồng lúa của huyện Phú Bình có 39 đơn vị đất đai. Đặc tính của từng đơn vị đất đai, diện tích được tổng hợp ở bảng 3.

Bảng 3: Tổng hợp đặc tính của các đơn vị đất đai trồng lúa

trên địa bàn huyện Phú Bình

 Đơn vị đất đai

 

Số khoanh đất

Diện tích

 

Đặc tính đất đai

(ha)

(%)

Loại đất

Địa hình

TPCG

Độ phì

Tưới

Tiêu

1

32

115.98

1.53

G1

DH2

P1

N1

Ir1

Dr1

2

24

16.32

0.21

G1

DH3

P1

N2

Ir3

Dr1

3

5

15.00

0.20

G1

DH3

P1

N2

Ir3

Dr1

4

23

20.02

0.26

G1

DH3

P1

N3

Ir3

Dr1

5

828

2647.5

34.86

G2

DH1

P2

N1

Ir1

Dr1

6

3

28.49

0.38

G2

DH1

P2

N2

 Ir2

Dr2

7

19

155.68

2.05

G2

DH1

P2

N2

Ir3

Dr1

8

6

15.36

0.20

G2

DH1

P2

N2

Ir3

Dr2

9

11

27.18

0.36

G2

DH1

P2

N2

Ir3

Kem

10

48

108.59

1.43

G2

DH3

P2

N3

Ir3

Dr1

11

5

11.01

0.15

G2

DH2

P2

N3

Ir3

Dr2

12

26

112.60

1.48

G3

DH1

P3

N1

 Ir1

Dr2

13

2

27.68

0.36

G3

DH1

P3

N2

Ir2

Dr3

14

8

7.70

0.10

G3

DH1

P3

N2

 Ir3

Dr3

15

4

5.37

0.07

G3

DH1

P3

N3

Ir2

Dr3

16

5

9.57

0.13

G3

DH1

P3

N3

Ir3

Dr3

17

597

1471.58

19.38

G4

DH2

P1

N1

Ir1

Dr1

18

5

66.74

0.88

G4

DH2

P1

N2

Ir2

Dr1

19

81

190.18

2.50

G4

DH2

P1

N2

Ir3

Dr1

20

16

84.67

1.11

G4

DH3

P1

N2

Ir3

Dr1

21

10

10.61

0.14

G4

DH3

P1

N3

Ir3

Dr1

22

5

24.21

0.32

G5

DH2

P1

N2

Ir1

Dr1

23

11

54.89

0.72

G5

DH2

P1

N3

Ir1

Dr1

24

1

13.00

0.17

G5

DH3

P2

N2

Ir3

Dr3

25

346

679.48

8.95

G6

DH1

P1

N1

Ir1

Dr2

26

57

73.21

0.96

G6

DH1

P1

N2

Ir1

Dr3

27

78

147.35

1.94

G6

DH1

P1

N2

Ir3

Dr3

28

91

135.59

1.79

G6

DH1

P1

N2

Ir3

Dr3

29

148

285.40

3.76

G6

DH1

P1

N2

Ir1

Dr3

30

68

203.27

2.68

G6

DH1

P1

N3

Ir2

Dr3

31

3

3.40

0.04

G5

DH1

P1

N3

Ir3

Dr3

32

121

263.33

3.47

G5

DH1

P2

N1

Ir1

Dr2

33

16

33.44

0.44

G5

DH1

P2

N2

Ir1

Dr2

34

26

118.87

1.57

G6

DH1

P2

N2

Ir1

Dr3

35

9

8.29

0.11

G6

DH1

P2

N2

Ir2

Dr2

36

59

212.92

2.80

G6

DH1

P2

N2

Ỉr2

Dr3

37

53

101.41

1.34

G6

DH1

P2

N2

Ir3

Dr3

38

18

51.94

0.68

G6

DH1

P2

N3

Ir2

Dr3

39

11

37.12

0.49

G6

DH1

P2

N3

Ir3

Dr3

Tổng số

2879

7595.0

100.0

 

 

 

 

 

 

 

Số liệu tổng hợp về đặc tính của đơn vị đất đai trên đất trồng lúa cho thấy, mặc dù với quy mô diện tích đất trồng lúa của huyện không lớn với 7.595 ha nhưng đất đai khá phức tạp, phân hoá thành 39 đơn vị đất đai (LMUs). Đơn vị đất đai có diện tích nhỏ nhất là 3,4 ha và đơn vị đất đai có diện tích lớn nhất là 1.471,8 ha.

Sự phức tạp của đất đai phụ thuộc vào loại đất, đặc biệt ở những đất vùng ven đồi núi như đất thung lũng do ảnh hưởng dốc tụ có đến 15 đơn vị đất đai, tiếp theo là đất đất phù sa có 7 đơn vị, các loại đất còn lại như đất phù sa gley có 5 LMUs; đất phù sa ít được bồi có 4 LMUs và đất bạc màu trên phù sa cổ có 5 LMUs,

3.3. Khả năng thích hợp của đất đai với với cây lúa nước trên địa bàn huyện Phú Bình

3.3.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất Lúa

Kết quả điều tra thực địa và số liệu thống kê tại phòng nông nghiệp cho phép xác định được trên địa bàn huyện có 3 loại hình sử dụng đất lúa (LUT) gồm: Đất chuyên lúa (LUT1); đất 2 vụ lúa- 1 vụ màu (LUT2) và đất 1 vụ lúa mùa-1 vụ hoặc 2 vụ màu (LUT 3). Căn cứ vào yêu cầu sinh lý, sinh thái của các LUTs nói trên, nghiên cứu đã xây dựng được yêu cầu sử dụng đất cho các loại hình sử dụng đất nói trên ( bảng 4),

Bảng 4. Yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất lúa

Loai sử dụng đất

Mức độ thích hợp

Loại đất (G)

Địa hình tương đối (DH)

Thành phần cơ giới (P)

Độ phì

(N)

Chế độ tưới (Ir)

Chế độ tiêu (Dr)

Chuyên lúa

S1

G1;G2;G3

DH1;

P2;P3

N1

Ir1

Dr1

S2

G4;G5;G6

DH2

P1

N2

Ir2

Dr2

S3

-

DH3

-

N3

Ir3

Dr3

N

-

-

-

 

 

 

2 lúa- màu

S1

G2

DH1

P1;P2

N1

Ir1

Dr1

S2

G1; G3 G4;G6

DH2;

P2

N2

Ir2

Dr2

S3

G5

DH3

P3

N3

Ir3

Dr3

N

 

-

 

 

 

 

 2 màu -lúa

S1

G2

DH2

P1

N1

Ir1

Dr1

S2

G1; G3 G4;G6; G5

DH1; DH3

P2

N2

Ir2

Dr2

S3

-

 

P3

N3

Ir3

Dr3

N

 

 

 

 

 

 

 

Các yêu cầu này là cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu với chất lượng đất đai của từng đơn vị đất đai (LMUs) từ đó xác định được các mức thích hợp của các loại sử dụng đất với từng LMUs.

3.3.2. Kết quả phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với các loại hình sử dụng đất lúa

Nguyên tắc xác định mức độ thích hợp của đất đai với loại hình sử dụng đất lúa hoặc kiểu sử dụng đất lúa được áp dụng theo phương pháp điều kiện giới hạn do FAO đề xuất. Mức độ thích hợp được phân theo 4 cấp với các ký hiệu như sau: S1: Rất thích hợp; S2: Thích hợp; S3: ít thích hợp và N: Không thích hợp.

3.3.2.1. Khả năng thích hợp của đất đai với loại hình sử dụng đất chuyên lúa

Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với loại hình sử dụng đất chuyên trồng lúa (LUT1) cho thấy, diện tích đất rất thích hợp cho chuyên trồng lúa nước của toàn huyện có 2647,57 ha (bảng 15), chiếm 34,86% DTĐ trồng lúa của huyện; nhiều nhất ở tiểu vùng 2 với 1.746,9 ha, tiểu vùng 3 có 807,55 ha, vùng 1 có rất ít diện tích ( 93,12 ha). Diện tích đất thích hợp (S2) có 2804,13 ha, chiếm 36,92 % diện tích lúa của huyện, nhiều nhất ở tiểu vùng 2 với 1420,62 ha, tiểu vùng 1 có 812,55 ha và tiểu vùng 3 có 570,96 ha. DTĐ ít thích hợp với chuyên trồng lúa có 2.143,3 ha, chiếm 28,22%; nhiều nhất ở tiểu vùng 1 với 819,73 ha,tiểu vùng 2 có 791,38 ha và tiểu vùng 3 có 532,19 ha.

Bảng 5: Tổng hợp diện tích đất theo mức độ thích hợp với loại hình sản xuất chuyên lúa

 Mức độ
thích hợp

Ký hiệu

Chia theo vùng

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Đất chuyên lúa

7595,00

100,00

Rất thích hợp

S1

93,12

1746,90

807,55

2647,57

34,86

Thích hợp

S2

812,55

1420,62

570,96

2804,13

36,92

Ít thích hợp

S3

819,73

791,38

532,19

2143,30

28,22

Tổng

1725,40

3958,90

1910,70

7595,00

 

 

Hạn chế chính của đất đai với chuyên trồng lúa nước ở mức ít thích hợp (S3) có phổ biến từ 1-2 yếu tố hạn chế chính, các hạn chế phổ biến là do địa hình dẫn đến tưới hoặc tiêu nước không chủ động phải dựa vào nước mưa và độ phì của đất thấp, một số diện tích nhỏ hạn chế do loại đất.

3.3.2.2. Khả năng thích hợp của đất đai với loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa-màu

Số liệu tổng hợp DTĐ rất thích hợp cho trồng 2 vụ lúa- màu (bảng 6) cho thấy trên địa bàn huyện có 2647,57 ha đất rất thích hợp, chiếm 34,86 % DTĐ lúa trên toàn huyện, nhiều nhất ở tiểu vùng 2 với 1746,9 ha, vùng 3 có 807,55 ha và tiểu vùng 2 có 93,12 ha. DTĐ thích hợp (S2) có 2.667,23 ha, chiếm 35,12 % DTĐ lúa của huyện; nhiều nhất ở tiểu vùng 2 với 1.362,76 ha, tiểu vùng 1 có 812,55 ha, còn lại là tiểu vùng 3. Diện tích đất ít thích hợp (S3) có 2.280,1 ha, chiếm 30,02 % DTĐ trồng lúa của huyện, nhiều nhất ở là tiểu vùng 2 có 849,24 ha, tiểu vùng 1 có 819,73 ha và tiểu vùng 3 có 611,13 ha.

Bảng 6: Tổng hợp diện tích đất theo các mức độ thích hợp với loại hình sản xuất 2 vụ lúa và một vụ màu

Mức độ
thích hợp

Ký hiệu

Chia theo vùng

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Tổng diện tích đánh giá

7595,00

100,00

Rất thích hợp

S1

93,12

1746,90

807,55

2647,57

34,86

Thích hợp

S2

812,55

1362,76

492,02

2667,33

35,12

Ít thích hợp

S3

819,73

849,24

611,13

2280,10

30,02

Tổng

1725,40

3958,90

1910,70

7595,00

 

 

Hạn chế chính của đất đai đối với trồng 2 vụ lúa- 1 vụ màu ngoài các yếu tố như đối với đất chuyên trồng lúa còn có các yếu tố khác như thành phần cơ giới của đất không cho phép phát triển cây màu ưa thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, nghĩa là do thành phần cơ giới năng. Đặc biệt là đất có mức độ ít thích hợp với trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu.

3.3.2.3. Khả năng thích hợp của đất đai với loại hình sử dụng đất một vụ lúa mùa và một vụ màu

Số liệu tổng hợp diện tích đất thích hợp cho trồng 1 vụ lúa mùa và 1 vụ màu hoặc 2 vụ màu (bảng 15) cho thấy, trên địa bàn huyện không có đất rất thích hợp cho trồng 1 vụ lúa mùa và 1 hoặc 2 vụ màu. Diện tích đất có mức thích hợp (S2) có 6793,82 ha, chiếm 89,45% DTĐ đất trồng lúa của huyện; nhiều nhất ở tiểu vùng 2 với 3.852,41 ha; tiểu vùng 3 có 1.735,4 ha và tiểu vùng 2 có 1.206,01 ha. DTĐ ít thích hợp trồng lúa (S3) có 801,18 ha, chiếm 10,55 % DTĐ trồng lúa của huyện, phân bố nhiều nhất ở tiểu vùng 1 có 519,39 ha, tiểu vùng 3 có 175,3 ha và tiểu vùng 2 có 106,49 ha. Các hạn chế chính của đất ít thích hợp là do loại đất, thành phần cơ giới, độ phì thấp và một số diện tích không có nguồn nước tưới hoặc cuối nguồn, địa hình cao dẫn đến không có nước tưới mà dựa vào nước mưa.

Bảng 7: Tổng hợp diện tích đất theo các mức độ thích hợp với loại hình sản xuất vụ lúa mùa và một vụ màu

Mức độ
thích hợp

Ký hiệu

Chia theo vùng

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Tổng diện tích đánh giá

7595,00

100,00

Rất thích hợp

S1

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

Thích hợp

S2

1206,01

3852,41

1735,40

6793,82

89,45

Ít thích hợp

S3

519,39

106,49

175,30

801,18

10,55

Tổng

1725,40

3958,90

1910,70

7595,00

 

 

IV. KẾT LUẬN

1. Lúa của huyện Phú Bình được trồng trên 6 loại đất thuộc 4 nhóm với tổng diện tích 7.595 ha: Đất phù sa ít được bồi hàng năm; Đất phù sa không được bồi hàng năm; đất phù sa gley; đất bạc màu trên phù sa cổ; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Lúa được trồng nhiều nhất trên đất phù sa không được bồi hàng năm với diện tích 2993,88 ha, chiếm 39,4% DTĐ đang trồng lúa. Loại đất trồng lúa ít nhất là đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước có 92,09 ha, chiếm 1,2% DTĐ đang trồng lúa ở huyện Phú Bình.

 2. Chất lượng đất đai của huyện Phú Bình có sự khác biệt lớn về loại đất, điều kiện tưới hoặc tiêu; điều kiện địa hình và các yếu tố thuộc về độ phì đất nên đã phân hoá thành 39 đơn vị đất đai. Trong đó đất dốc tụ có 15 đơn vị đất đai ; đất đất phù sa có 7 đơn vị, các loại đất còn lại như đất phù sa gley có 5 LMUs; đất bạc màu trên phù sa cổ có 5 LMUs; Đất phù sa ít được bồi hàng năm có 4 đơn vị và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước có 3 LMUs.

3. Kết quả xác định mức độ thích hợp của đất đai đang trồng lúa của huyện Phú Bình cho thấy, trong số 7595 ha được đánh giá đối với LUT1 thì có 2647,57 ha rất thích hợp (S1); (S2) có 2804,13 ha và S3 có 2.143,3 ha. Với LUT2 thì có 2647,57 ha đất rất thích hợp (S1); (S2) có 2.667,23 ha và (S3) có 2.280,1 ha. Với LUT3 thì có 6793,82 ha đất ở mức S2; S3 có 801,18 ha. Trong các tiểu vùng của huyện đất đai trồng lúa ở tiểu vùng 2 và 3 cao hơn tiểu vùng 1.

4. Đất đai trồng lúa của huyện Phú Bình có những hạn chế tuỳ thuộc vào loại hình sử dụng đất. Với LUT 1 có các hạn chế phổ biến là do địa hình dẫn đến tưới hoặc tiêu nước không chủ động phải dựa vào nước mưa và độ phì của đất thấp, một số diện tích nhỏ hạn chế do loại đất. LUT 2 ngoài các yếu tố như đối với LUT 1 còn có các yếu tố thành phần cơ giới của đất nặng không thích hợp với cây màu. LUT 3 có các hạn chế chính là do loại đất, thành phần cơ giới, độ phì thấp và một số diện tích không có nguồn nước tưới hoặc cuối nguồn, địa hình cao dẫn đến canh tác nhờ nước mưa.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Văn Hinh, Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Đình Thi, Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.

2. Bùi Xuân Sơn, Chính sách đất đai đối với nông nghiệp, nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2006.

3. Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

4. Nguyễn Văn Toàn (22005), Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây lúa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. KHĐ số 21, tr 74-77-83, NXBNN

5.FAO (1983), Land evaluation for Irigated Agrriculture, Soil Bulletetin 53. FAO Rom.

6. FAO (1995) Planning for substainable use of land resoures, Lnd and water Bulletin, FAO, Rom,pp60.

7. FAO (1998), Land requrement for Cop, Rom

 


[1] Bùi Mạnh Hải, UBND tỉnh Thái Nguyên

[2] Đặng Văn Minh, Đại học Thái Nguyên

[3] Nguyễn Văn Toàn, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp

Tin mới hơn
Tin cũ hơn
TIN NỔI BẬT